Để trở thành Marketer giỏi, trước tiên bạn phải hiểu được Marketing là gì?. Sau đó là quy trình marketing ! Marketing có thể được định nghĩa là xây dựng mối quan hệ khách hàng thông qua việc tạo ra giá trị cho khách hàng. Từ đó thu lại lợi ích cho doanh nghiệp, cá nhân.
Quy trình Marketing là gì?
Quy trình marketing là tập hợp các bước gồm :nghiên cứu thị trường, Hoạch định chiến lược, thực thi, kiểm soát và cải thiện nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra được giá trị cho khách hàng và thu lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Tại sao Marketing phải theo quy trình ?
Xây dựng quy trình marketing sẽ giúp doanh nghiệp:
- Xác định được rõ mục tiêu và hướng đi cho doanh nghiệp.
- Xác định được thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu và thị phần của doanh nghiệp.
- Là cơ sở để xây dựng một chiến lược Marketing tổng thể, một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh, bao gồm: ngân sách, các kênh truyền thông sẽ triển khai…
- Giúp doanh nghiệp định vị được thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ trên thị thường: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Đặt ra khung thời gian cụ thể, đối chiếu và so sánh các kết quả đã đặt ra trước đó. Đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing, truyền thông.
Các bước Thực hiện quy trình Marketing
Quy trình Marketing là quá trình tạo ra, giao tiếp, cung cấp và trao đổi giá trị cho khách hàng mục tiêu. Để thực hiện quy trình Marketing một cách hiệu quả, người tiếp thị cần phải thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Đây là bước thu thập, phân tích và lý giải các thông tin về thị trường, về khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.
- Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
- Insight khách hàng là gì?
- Khách hàng có thói quen mua sắm như thế nào?
- Thị trường mục tiêu rộng lớn ra sao?
- Khách hàng tiềm năng sẵn sàng chi trả bao nhiêu?
- Đối thủ của tôi là ai?
- Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh của tôi là gì?
- Đâu là vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải?
- Pháp luật quy định, rang buộc thế nào
Bước 2: Phân tích thị trường mục tiêu
Đa phần các doanh nghiệp tại Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách chi tiêu hạn chế.
Chính vì vậy không thể cố gắng marketing đến tất cả các nhóm khách hàng mà nên tập trung vào một hoặc một vài nhóm nhất định và tối ưu hóa giá trị từ nhóm khách hàng đó.
Thay vì hướng đến tất cả các nhóm khách hàng thì chúng ta có thể gia tăng tần suất mua hàng của khách hàng, giá trị cho mỗi đơn hàng, tạo sự tin tưởng, hài lòng để khách hàng giới thiệu cho những người khác,…
Bước 3: Hoạch định chiến lược Marketing
Bạn cần hoạch định cho mình một chiến lược marketing phù hợp
Bản chiến lược này bạn cần vạch ra được những việc mình cần làm và những hạn chế, khó khăn gặp phải khi thực hiện để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho kế hoạch của mình.
Hãy sử dụng Marketing Mix hay còn gọi là 4P trong quy trình marleting, chiến lược này bao gồm:
- Product (sản phẩm): Bạn cần giải quyết được các vấn đề về chất lượng, tính năng, nhãn hiệu,… của sản phẩm. Vì đây là một trong những giá trị mà khách hàng hướng tới.
- Price (giá): Đề ra mức giá hợp lý, làm sao vừa có thể để mức giá thu hút được khách hàng nhưng vẫn đạt được doanh thu về thị phần, lợi nhuận.
- Place (kênh phân phối): Lựa chọn những địa điểm bán hàng và thiết lập chuỗi quản lý cung ứng để có thể tiếp cận được với khách hàng và phù hợp với thị trường mục tiêu.
- Promotion (xúc tiến thương mại): Quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp, bán hàng cá nhân. Để gia tăng nhận thức của người dùng về thương hiệu cũng như tác động trực tiếp đến hành vi mua của khách hàng.
Bước 4: Xây dựng chiến lược phân phối
Phân phối sản phẩm nhằm mục đích đưa sản phẩm, hàng hóa hoặc đến tay người tiêu dùng và tiêu thụ chúng.
Một số phương pháp phân phối hiệu quả hiện nay như:
- Phân phối đại trà: Đây là cách doanh nghiệp phân phối sản phẩm đến nhiều nhà trung gian. Hình thức này được áp dụng nhiều ở các mặt hàng tiêu dùng.
- Phân phối trực tiếp: Đây là hình thức doanh nghiệp trực tiếp bán và đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng
- Phân phối gián tiếp: Doanh nghiệp sử dụng bên “trung gian” để phân phối sản phẩm trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Chiến lược phân phối gián tiếp này đòi hỏi các trung gian hỗ trợ và bố trí sản phẩm một cách đầy đủ để sản phẩm có thể tiếp cận khách hàng nhanh chóng thông qua thói quen và sở thích mua hàng của người tiêu dùng.
- Phân phối độc quyền: Doanh nghiệp sẽ chọn một số nhà quản lý phân phối độc quyền trên một khu vực thị trường nhằm mục đích hạn chế số lượng trung gian để duy trì quyền làm chủ về hình ảnh và sản phẩm của mình. Hình thức này được áp dụng với những mặt hàng đắt tiền, đòi hỏi dịch vụ hoặc kỹ thuật cao.
Bước 5: Xây dựng chiến lược truyền thông
Đây được coi như là một vũ khí đắc lực giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua các kênh truyền thông và mạng xã hội.
Để có một chiến lược truyền thông trong quy trình marketing hiệu quả, bạn cần:
- Xác định mục tiêu: Bạn cần xác định được đối tượng, độ tuổi, nhu cầu thu nhập… để có thể cụ thể hóa thông điệp một cách thuyết phục.
- Xây dựng thông điệp truyền tải: Để thu hút và đánh vào tâm lý khách hàng bạn cần phải xây dựng được thông điệp muốn truyền tải. Thông điệp cần ngắn gọn nhưng đủ ý, tránh dài dòng không đúng trọng tâm.
- Phương pháp tiếp cận: Bạn có thể tiếp cận thông qua nhiều kênh khác nhau như: facebook, instagram, tiktok…
- Đo lường hiệu quả: Hãy đo lường bằng cách so sánh hiệu quả đạt được với mục tiêu, từ đó đưa ra phương pháp khắc phục.
Bước 6: Thực hiện và đánh giá
Đây là bước cuối cùng và cũng là bước vô cùng quan trọng trong sơ đồ quy trình marketing. Sau khi đã xây dựng được các chiến lược Marketing cụ thể, doanh nghiệp cần phối hợp với các phòng ban. Để bắt đầu đi thực thi từ những bước đầu tiên như cải tiến sản phẩm, phân phối…
Luôn theo dõi quá trình, đánh giá hiệu quả, xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra bất ngờ và rút kinh nghiệm cho các lần sau.
Quy trình Marketing là quá trình quan trọng để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu. Để thực hiện quy trình này một cách hiệu quả, người tiếp thị cần thực hiện các bước trên và luôn theo dõi và đánh giá hiệu quả để cải thiện chiến dịch Marketing của mình.
Như vậy, bạn đã hiểu quy trình marketing là gì và hiểu được cách xây dựng một quy trình marketing hiệu quả có thể tốn thời gian và ngân sách của doanh nghiệp. Nhưng kết quả nó lại đóng góp vai trò rất lớn cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Một khi bạn hiểu được quy trình này, bạn có thể tự mình làm marketing một cách thoải mái và dễ dàng.
- Giải pháp gói chợ marketing cho Marketer
- Xu hướng Content Marketing nào sẽ được ưa chuộng
- Giải pháp Marketing và truyền thông cho ngành sáng tạo
- Quảng cáo trên Facebook người nổi tiếng: “con dao hai lưỡi”
- Các khởi nghiệp kinh doanh đồ lưu niệm từ A-Z
- Cách khởi nghiệp kinh doanh quần áo từ A đến Z
- Cách khởi nghiệp kinh doanh tư vấn thông tin từ A đến Z
- Giải pháp Marketing và truyền thông cho địa điểm kinh doanh local
- Thực phẩm bán chạy ngày tết
- Cách khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ trông trẻ từ A đến Z