Tạo ra cho sản phẩm một hình ảnh tốt về chất lượng sẽ mang lại lợi nhuận, một nghìn Like sẽ không bằng một đơn hàng thực tế. Bạn sẽ biết mình đầu tư đúng.
Các nhà nghiên cứu tại Khoa Tâm Lý Học của đại học California đã chuẩn bị một chiến dịch định vị hình ảnh khi tập hợp 2 nhóm sinh viên, và đưa cho họ cùng một ly nước cất.
– Nhóm thứ nhất được đưa một ly nước, họ nói ly nước này là nước cất tinh khiết và yêu cầu họ mô tả lại hương vị của nó. Những sinh viên này đều nói nó chẳng có mùi vị gì cả.– Nhóm thứ hai sau khi đưa ly nước giống như nhóm thứ nhất, và được giải thích rằng ly nước được cất từ thùng rượu và yêu cầu họ mô tả lại hương vị của nó. Những sinh viên này đều nói mùi vị của nó thật kinh khủng.
>>> Họ đều đang “nếm thử hình ảnh” từ những thông tin họ được tiếp cận ban đầu.
Nếu ai đó mời tôi một lon Pepsi, tôi sẽ nghĩ người đó là người luôn vui vẻ, nhiệt huyết và sành điệu. Khi ai đó mời tôi Cocacola tôi sẽ nghĩ người đó dễ gần và thân thiện, không khí và mục đích nói chuyện sẽ khác.
Mọi quảng cáo đều được cho là góp phần tạo ra hình ảnh của thương hiệu. Điều đó có nghĩa quảng cáo của bạn trong nhiều năm sau đó phải giữ nguyên hình ảnh đó. Mọi chiến dịch của Dove từ năm 1955 đều ám chỉ rằng: “Dove không làm khô da của bạn như xà bông tắm trên thị trường”.
Quảng cáo của American Express: “Bạn biết tôi là ai không?” từ năm 1975. Quảng cáo của Marlboro từ một kẻ vô hình đến một nhãn hàng nổi tiếng trong gần 30 năm qua.
Bất cứ khi nào có thể, hãy biến sản phẩm của bạn thành một người hùng, như các nhân vật trong những bộ phim viễn tưởng. Xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm, khiến người sử dụng hài lòng và thõa mãn.
Nếu bạn đã từng nghĩ sản phẩm nào đó thật ngớ ngẩn, rẻ tiền, thì tôi cần nói cho bạn biết rằng: không có sản phẩm ngớ ngẩn, chỉ có những người viết quảng cáo ngớ ngẩn mà thôi.
Trước đây người làm quảng cáo thường nghĩ làm quảng cáo là để bán được hàng. Người xem quảng cáo bị ấn tượng bởi 2 yếu tố: “hay ấn tượng” hoặc “đúng cái tôi cần”. Nhưng đa số bây giờ các nhà quảng cáo luôn muốn thể hiện sản phẩm của họ cao cấp hơn đối thủ. Khách hàng có thực sự cần biết điều đó?
Theo cá nhân tôi điều này là không cần thiết. Giống như bạn xây dựng lòng tin với người khác, đừng cố tỏ ra bạn giỏi hơn, hay thể hiện bạn chân thật và chắc chắn hữu dụng với đối tượng mục tiêu. Nếu khách hàng đã tin tưởng sản phẩm của bạn, mặc nhiên họ yêu thích, và mua hàng của bạn.
Nếu bạn và đối thủ đều tạo ra những sản phẩm tốt nhất, đừng cố ngụ ý rằng sản phẩm của bạn tốt hơn ai hết. Chỉ cần nêu ra những điểm tốt thực tế về sản phẩm của bạn, và nói điều đó rõ ràng hơn, chân thực hơn và nhiều thông tin hữu ích hơn.
Nếu bạn may mắn tạo ra quảng cáo tốt, hãy lặp lại nó cho đến khi nó không còn hiệu quả. Có nghiên cứu chỉ ra rằng những chiến dịch hiệu quả, lượng người xem và tương tác không hề suy giảm mặc dù nó lặp lại nhiều lần trên cùng một kênh. Nhưng lưu ý 2 yếu tố cơ bản ảnh hướng tới hành động của nhóm đối tượng mục tiêu bên trên tôi nhắc tới
- Chatbot là gì?
- Chính sách và quy định quảng cáo facebook
- KOC là gì?
- MARKETING SẼ “VÔ NGHĨA” NẾU DOANH NGHIỆP KHÔNG HIỂU “TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG”
- Thực phẩm bán chạy ngày tết
- Cách khởi nghiệp kinh doanh quà vặt online từ A đến Z
- Quảng cáo trên facebook có mất tiền không
- 8 chú ý trước khi viết bài quảng cáo cho website bán hàng online
- 10 bí kíp hái ra tiền từ việc bán hàng handmade online
- Các khởi nghiệp kinh doanh đồ lưu niệm từ A-Z