KOC là xu hướng nổi tiếng ở Trung Quốc năm 2019, đến nay tạo nên một trào lưu mạnh mẽ được các nước Châu Á và ở phương Tây. Vậy KOC là gì? Vì sao KOC Marketing sẽ trở thành xu hướng mới thay thế cho KOLs Marketing hiện tại? Các bạn hãy cùng thegioimarketing.com đi tìm hiểu nhé
KOC là gì?
KOC được viết tắt từ Key Opinion Consumer. Họ là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc chính của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
KOC thường sẽ có lượng người theo dõi trung thành nhều hơn KOL (Key Opinion Leader). Đặc biệt, KOC có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình quyết định mua hàng của người xem nhờ những chia sẻ mang tính khách quan và chuyên môn đáng tin cậy của mình.
KOC và KOL khác nhau như thế nào?
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua 2 cụm từ có phần giống nhau là KOL và KOC đúng không nào? Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi KOL và KOC khác nhau như thế nào chưa? Dưới đây là sự khác nhau giữa KOL và KOC mà bọn mình tổng hợp được:
KOC mang tính chất trung gian và sẽ tác động mạnh mẽ đế quyết định mua hàng của người trẻ, nhất là Genz. Không giống như các chiến dịch KOLs rầm rộ, những KOC thường ít khi được thanh toán chi phí quảng bá. Nhưng KOC được dùng sản phẩm miễn phí và nhận tiền hoa hồng.
KOL chịu trách nhiệm quảng bá trên quy mô lớn. KOC tập trung nhiều hơn vào phía hoạt động, chẳng hạn như bán hàng và dịch vụ khách hàng.
KOLs được phân loại dựa trên lượng người Follow. Ví dụ, những Influencer có ảnh hưởng Nano sẽ có lượng follow từ 1.000 đến 10.000 nghìn người theo dõi, Micro sẽ có từ 10.000 đến 50.000 nghìn người theo dõi và trên 1000.000 triệu người theo dõi được xếp vào nhóm mega. Nhưng đối với KOC thì lượng Follow không phải là yếu tố quyết định để xem xét. Nhiều người đánh giá rất chân thực nhưng mới đi vào công việc nên họ còn sở hữu lượng follow hạn hẹp.
Trong khi KOLs đòi hỏi là những người có chuyên môn và kiến thức sâu để dẫn dắt người dùng, thì KOC đứng trên cương vị người tiêu dùng, trải nghiệm sản phẩm, họ đưa ra những ý kiến khách quan, cá nhân. KOC vân được khách hàng tin tưởng hơn vì độ chân thật.
KOC kiếm tiền như thế nào?
Đến đây bạn nghĩ vậy nghề KOC không được bao nhiều tiền và họ chỉ có thể sài sản phẩm miễn phí là chủ yếu đúng không? KOC vẫn có thể kiếm tiền từ Youtube; Làm mẫu ảnh; Tham gia các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, thay vì nhãn hàng sẽ trả tiền cho KOLs để review sản phẩm, thì KOC sẽ là người chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm, sau đó nhận lại mức hoa hồng từ thương hiệu trên số đơn bạn đã bán được.
Nếu đang là KOLs thì có thế kiếm tiền như KOC được không?
Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Dù bạn không phải là KOLs nhưng muốn trở thành một KOC điều đó hoàn toàn được. Xu hướng này giúp một nhóm cộng đồng lớn có kiếm thêm một nguồn thu nhập. Nếu bạn đang có ý định trở thành KOC thì đừng ngần ngại, hãy thử nó.
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những xu hướng mới, nếu biết tận dụng nó bạn sẽ là người thành công dẫn đầu xu hướng. Và đó là một số thông tin bổ ích mà “thegioimarketing.com” muốn chia sẻ đến bạn. Hãy thường xuyên theo dõi website của chúng minh để biết thêm nhiều kiến thức mới nhé!
- Chatbot là gì?
- Chính sách và quy định quảng cáo facebook
- MARKETING SẼ “VÔ NGHĨA” NẾU DOANH NGHIỆP KHÔNG HIỂU “TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG”
- Thực phẩm bán chạy ngày tết
- Cách khởi nghiệp kinh doanh quà vặt online từ A đến Z
- Quảng cáo trên facebook có mất tiền không
- 8 chú ý trước khi viết bài quảng cáo cho website bán hàng online
- 10 bí kíp hái ra tiền từ việc bán hàng handmade online
- Các khởi nghiệp kinh doanh đồ lưu niệm từ A-Z
- Cách khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm từ A đến Z