Giới thiệu chung
Trang bị kiến thức về cách làm đồ handmade
Tìm hiểu thị trường, khách hàng
Chuẩn bị vốn đầu tư
Địa điểm, bài trí cửa hàng
Tiếp thị, quảng cáo
Đồ handmade còn có tên gọi khác là DIY (do it yourself). Độc đáo, không đụng hàng, lạ mắt, thể hiện được tâm huyết tình cảm của người làm ra sản phẩm và thể hiện cá tính, cái tôi khác biệt của người sở hữu món đồ đó là những lý do khiến đồ handmade trở nên cực kỳ “ăn khách” và thu hút hàng triệu người. Đặc biệt là những người luôn mong muốn sự mới lạ, hợp thời và tôn sùng ý thích tự sáng tạo. Cùng với cơn sốt bohemia, harajuku, hiphop-punk, giày vải vẽ màu… xu hướng handmade mới đã thực sự bùng nổ.
Không chỉ trở thành một xu hướng “hot” đối với giới trẻ , đồ handmade còn trở thành những vật dụng, những món quà lưu niệm mang dấu ấn riêng được khách du lịch quốc tế thích thú và tìm kiếm sưu tầm. “Thú vị ở chỗ những vật kỉ niệm handmade rất độc và lạ. Nhiều khi bạn muốn mua cái thứ hai giống như thế cũng không có vì chúng không được sản xuất hàng loạt”, Sufria (khách du lịch Ấn Độ) chia sẻ.
Trang bị kiến thức về cách làm đồ handmade
Được tạo ra từ những bàn tay khéo léo, đức tính kiên trì, đầu óc sáng tạo, các sản phẩm handmade tương đối đa dạng: thiếp, hoa giấy, khăn len, túi xách, các đồ trang sức, trang trí nội thất… thậm chí cả quần áo thời trang. Chất liệu tạo nên những sản phẩm này cũng khá đơn giản, dễ kiếm như: gốm, thủy tinh, vỏ chai, vỏ ốc, hạt nhựa, gỗ… Chị Thu Trang – một tín đồ handmade cho biết: “Không cái gì không trở thành đồ trang sức hay vật dụng được cả, miễn là chủ nhân phải có óc sáng tạo và trình độ thẩm mĩ nhất định”.
Tìm hiểu thị trường, khách hàng
Thị trường đồ handmade hiện nay được chia làm hai loại: bình dân và cao cấp. Đồ bình dân là những món đồ thông thường như thiếp, hoa giấy, khăn len, túi xách, các đồ trang sức và cả quần áo thời trang được bày bán trong các giftshop, shop online hoặc bên lề đường, hay những món đồ lưu niệm bằng vỏ ốc, vỏ sò thường gặp ở các thành phố du lịch. Những món đồ cao cấp hơn như những món đồ trang sức được làm từ đá quý với kĩ thuật tinh xảo hoặc những chiếc điện thoại được nạm bằng kim cương với giá từ vài trăm đến vài triệu đô la cũng được xếp vào hàng handmade.
Chuẩn bị vốn đầu tư
Địa điểm, bài trí cửa hàng
Lựa chọn địa điểm
Bạn có thể thuê địa điểm tại những khu vực đông học sinh sinh viên, vị trí không cần gần đường lớn để tiết kiệm chi phí. Với một địa điểm đủ rộng để vừa dùng làm nơi sản xuất vừa làm nơi bán hàng thì mức giá thuê sẽ không quá cao, rơi vào khoảng tầm trên dưới 5 triệu đồng/tháng.
Bài trí cửa hàng
Bạn nên trang trí cửa hàng theo phong cách trẻ trung, đậm chất teen – đối tượng khách hàng chính của cửa hàng. Bản thân đồ handmade vốn đã đa dạng và phong phú về kiểu dáng màu sắc nên màu sơn tường, màu sơn đồ gỗ trong cửa hàng nên là những gam màu nhẹ nhàng để “tôn” hàng hóa lên. Về mẫu mã tủ kệ trưng bày hàng hóa, bạn có thể tham khảo tại các cửa hàng handmade, các cửa hàng đồ gỗ nội thất. Quan trọng nhất là cửa hàng của bạn phải được chiếu sáng tốt, có vậy mới thu hút được khách hàng.
Tiếp thị, quảng cáo
Bạn có thể phát tờ rơi tại các trường học, phát voucher giảm giá. Quảng cáo trên các website của các trường, hoặc forum của các lớp. Ngoài ra bạn có thể nhận đặt hàng qua mạng, nhờ giới thiệu sản phẩm qua các trang web bán hàng qua mạng uy tín như vatgia.com, nhommua.com, 5giay.vn, muachung.vn, muare.vn, enbac.com.
- Cách khởi nghiệp kinh doanh spa và salon tóc từ A-Z
- Cách khởi nghiệp kinh doanh nhà nghỉ/khách sạn bình dân từ A đến Z
- Top 6 kênh quảng cáo online hiệu quả nhất hiện nay tại Việt Nam!!!
- MARKETING SẼ “VÔ NGHĨA” NẾU DOANH NGHIỆP KHÔNG HIỂU “TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG”
- Tăng tương tác lượng reach facebook
- Cách khởi nghiệp kinh doanh cơm văn phòng từ A đến Z
- Tất tần tật về thuật ngữ quảng cáo facebook cho người mới bắt đầu.
- Cách khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm từ A đến Z
- Giải pháp Marketing và truyền thông cho địa điểm kinh doanh local
- Giải pháp Marketing và truyền thông cho ngành làm đẹp