Cách khởi nghiệp kinh doanh quần áo từ A đến Z

Giới thiệu chung

Bạn đam mê kinh doanh đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực thời trang quần áo, bạn thích các mẫu quần áo đẹp cũng như cách phối những bộ đồ sao cho phù hợp và không hiếm những lần bạn đi qua những con phố, bạn thấy những cửa hiệu quần áo và thầm nghĩ bạn sẽ kinh doanh 1 cửa hàng quần áo để thỏa lòng đam mê.

Vậy trước khi bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này thì bạn cần biết những thông tin về thị trường này, phân khúc mà khách hàng mà bạn muốn nhắm tới, cách phân bổ nguồn vốn cũng như là biết cách làm cho cửa hàng của bạn thu hút khách hàng.

 Xác định khách hàng mục tiêu

Cho dù bạn kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực gì, thì việc xác định đối tượng khách là một trong những ưu tiên hàng đầu. Khách hàng chính là nguồn sống của cửa hàng nên việc xác định bạn kinh doanh quần áo hướng tới khách hàng mục tiêu nào rất là quan trọng, bạn cần phải xác định chính xác đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm tới.

Nếu định mở cửa hàng quần áo nữ, chắc bạn đã biết sở thích của những khách hàng nữ giới vốn “nắng mưa thất thường” và không theo khuôn mẫu nào cả. Nếu định mở cửa hàng quần áo nữ thì điều đầu tiên mà bạn phải làm là xác định xem còn khoảng cách nào giữa nhu cầu thị trường và người bán hay không. Nói cách khác, liệu mặt hàng (giá cả) và đối tượng khách hàng bạn định nhắm đến có khó tìm không? Khi đã xác định được điều này, bạn có thể bắt đầu nhập hàng cho phù hợp.

“Cửa hàng của tôi có điểm gì thu hút chị em phụ nữ?”, đó là câu hỏi mà các chủ shop thời trang phải trả lời được

Còn nếu xác định đối tượng khách hàng nam giới thì bạn nên hướng tới các đối tượng khách hàng trong độ tuổi từ 18-40 thường thì họ là người độc thân và có tiền – tuy nhiên không thiếu những người bị bạn gái hoặc vợ lôi đến bắt phải mua quần áo mới.

Đặc biệt nếu bạn xác định đối tượng khách hàng của bạn là trẻ em đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến không phải là những đứa trẻ mà là bố mẹ của chúng vì quyết định mua hay không vẫn là quyền của bố mẹ – ít nhất là với những đứa trẻ từ 10 tuổi trở xuống. Và những ông bố, bà mẹ càng có tiềm lực tài chính thì càng sẵn lòng cho con ăn diện – nếu bản thân họ cũng là người thích mua sắm. Nhưng cũng cần lưu ý rằng không phải ai có tiền cũng tiêu vào những thương hiệu đắt tiền.

Do đó, điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu cho kỹ. Nếu ở khu vưc bạn bán hàng người ta toàn đi những chiếc xe cũ, rẻ tiền thì nhiều khả năng họ sẽ tìm mua đồ hạ giá còn nếu ở những nơi sành điệu với những ông bố bà mẹ đi xế hộp, đeo vòng, nhẫn kim cương và ăn mặc toàn hàng hiệu thì chắc chắn sẽ có nhu cầu cho loại thời trang trẻ em đắt tiền.

Chiếm tới 60% doanh số bán quần áo trẻ em là những bộ áo kết hợp quần/váy dễ thương. Hình thù in trên quần áo thì có thể thay đổi liên tục nhưng màu xanh lá cây, xanh dương và hồng nhạt luôn là những màu được chuộng nhất.

Chi phí khởi nghiệp

  • Tìm hiểu và chọn lựa nguồn hàng hiệu quả

Kinh doanh thì việc sản phẩm bán ra rất có ý nghĩa, cốt lõi của việc kinh doanh là sản phẩm bán ra được. Lựa chọn nguồn hàng cần đảm bảo chất lượng, đặc biệt trong thị trường rất nhiều cơ sở khác đang tung ra rất nhiều chiêu trò cạnh tranh giá rẻ. Thường thì chỉ cần bạn có  đầu mối tại các chợ cửa khẩu như Lạng Sơn, Móng Cái… hoặc nhập lại hàng xuất khẩu từ những đại lý lớn, có rất nhiều mẫu mã.

Bạn cũng không nên tham rẻ mà nhập những loại hàng chỉ bán được một lần duy nhất cho khách hàng với những chất liệu thô xấu. Chất lượng, giá cả hợp lý, không cần vội vàng nhập số lượng nhiều cũng đủ khiến cửa hàng duy trì nguồn khách hàng ổn định, dần dần trở thành thân thiết.

  • Phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả

Bên cạnh đó thì việc cân đối và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả cũng là một tròng những nhân tố không thể thiếu.  Bạn cần phải phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý, có hiệu quả từ việc nhập nguồn hàng, đưa ra các chương trình khuyến mãi, lựa chọn vị trí, bày trí cửa hàng cho hợp lý.

Các chi phí mà bạn cần lưu ý như

Chi phí tiền hàng:

Tùy thuộc vào loại quần áo mà bạn cung cấp như hàng giá rẻ hay hàng cao cấp mà sẽ có lượng vốn khác nhau. Trung bình quần áo có giá 200-500 nghìn đồng, do đó với số lượng hàng trưng bày và trong kho cũng lên đến 50-100 bộ thì tiền hàng dao động trong khoảng 30-50 triệu đồng. Đó là sơ lược cho một shop thời trang có quy mô vừa, thế nên để chính xác thì chi phí này thường chiếm 40%-50% tổng số vốn bạn có. Thêm vào đó, bạn có thể thương lượng với nhà cung cấp hàng lựa chọn phương thức thanh toán gối đầu từng đợt để giảm rủi ro hơn.

Chi phí thuê mặt bằng

Theo như thị trường hiện nay thì giá thuê mặt bằng dao động từ 5 đến 10 triệu/ 1 tháng, ở những khu vực đăt đỏ có thể lên đến 20 – 30 triệu/ 1 tháng  nên lưu ý rằng bạn cần phải đặt cọc thanh toán lần đầu là 3-6 tháng.

 Chi phí trang trí

Về các vật dùng cần thiết như ma-nơ-canh khoảng 1 triệu đồng/con, kệ tủ, móc treo đồ cũng khoảng 20-30 triệu đồng, gương soi, đèn,… Thêm các khoản chi khác thì tổng tiền cho trang trí ước tính tầm 50 triệu đồng, con số này sẽ tăng lên nếu bạn muốn trang trí cầu kì hơn.

Chi phí nhân sự

Lương nhân viên là một khoản chi phí không hề nhỏ trong kế hoạch mở shop quần áo của bạn. Bạn có thể thuê nhân viên part time lương khoảng 2-3 triệu đồng/tháng, nhân viên full time lương tầm 5-10 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản thưởng khác. Tùy vào quy mô cửa hàng mà bạn có số lượng nhân viên khác nhau nên chi phí cũng thay đổi theo.

Chi phí marketing

Đã không còn cái thời gọi là “hữu xạ tự nhiên hương” nữa, muốn khách hàng biết đến và tới cửa hàng mình mua sắm, bạn cần phải chuẩn bị một kế hoạch marketing chỉnh chu. Tất nhiên bạn cần phải chi ra một khoản tầm 15 triệu đồng để in ấn tờ rơi, poster, bao bì sản  phẩm, chạy quảng cáo online, chương trình khuyến mãi,… để thu hút được nhiều khách hàng.

Ngoài những chi phí cụ thể kể trên, bạn có hàng loạt những chi phí lặt vặt như: tiền điện, tiền nước, tiền đi lại,… tuy từng cái không đáng kể nhưng khi gộp lại thì bạn cũng nên dành khoảng 10 triệu đồng cho chúng. Lưu ý, đừng nghĩ số tiền nhỏ nên bạn không ghi chép lại, khi kinh doanh, mọi khoản chi cần được tính toán và lưu lại kỹ càng để tránh thất thoát.

Tổng kết các khoản chi phí trên thì để mở shop quần áo bạn cần số vốn tầm 200-300 triệu đồng và bạn nên có một lượng tiền dự trù để đề phòng mọi biến cố bất ngờ có thể xảy ra khi cửa hàng hoạt động.

 

Cách làm cho cửa hàng của bạn thu hút với khách hàng

Bạn cần bỏ ra một khoảng thời gian nhất định tìm các địa điểm và thận trọng quan sát lượng người qua lại, bạn sẽ tìm được cửa hàng ưng ý mà chi phí thuê không quá cao.

Trang trí cửa hàng là việc quan trọng bởi đây là yếu tố hấp dẫn khách hàng khi đi ngang qua cửa hàng bạn. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý việc tiết kiệm, miễn sao đảm bảo sự ấn tượng, tò mò nhanh chóng và không bỏ qua sự gần gũi, hài hòa, thân thiện. Ví dụ thay vì dùng nhiều kệ để bày, bạn thiết kế kệ thành nhiều tầng vừa tiết kiệm không gian, vừa giúp khách hàng lựa chọn các loại sản phẩm một cách dễ dàng. Có như vậy shop của bạn vừa thu hút, vừa tao cảm giác thân thuộc cho khách hàng.

Theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của các shop lâu năm, bạn nên sắp xếp chỗ để xe thuận tiện, tận dụng khoảng trống, không che mất mặt tiền cửa hàng. Ngoài ra cũng nên bố trí chỗ thử đồ tiện dụng nhất có thể cho khách hàng của bạn có được sự thoải mái

Chương trình khuyến mãi hiệu quả

Và để thu hút khách hàng thì việc kèm theo các chương trình khuyến mãi để kích thích việc mua hàng là một điểm cộng cho việc kinh doanh của bạn, và bạn cũng nên đầu tư cho các sản phẩm phụ kiện đi kèm.

Bạn có thể tổ chức một số chương trình như mua 2 sản phẩm quần áo được giảm 20% mua phụ kiện chẳng hạn. Bởi chắc chắn giá bán hiện tại sẽ gấp 2 – 3 lần giá nhập, nên dù có giảm 20% giá mua thì bạn vẫn đảm bảo có lãi nữa rồi. Và quan trọng là cũng đừng quên quảng cáo trên các trang mạng xã hội truyên thông như là Facebook, Instagram, Zalo,.. để sản phẩm của bạn được nhiều người tiêu dùng biết đến hơn.

Scroll to Top
x