8 yếu tố cần thiết của một chiến dịch truyền thông Marketing thành công

Bạn có cần sự giúp đỡ khi bắt đầu một chiến dịch truyền thông không?

Bạn có biết nó bao gồm những gì không?

Mục tiêu và những trở ngại hướng dẫn chiến dịch truyền thông của bạn để giúp bạn thành công khi kết nối với khách hàng của bạn.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn những yếu tố cần thiết trong chiến dịch truyền thông Marketing, nói cách khác là những yếu tố sẽ mang lại thành công cho chiến dịch của bạn trong thời buổi hiện nay.

1. Xác định mục tiêu kinh doanh

Mỗi một bước trong chiến dịch đều phải phục vụ cho mục đích mà bạn đã đặt ra. Đơn giản bạn không thể tiến tới mà không hề biết bạn đang làm để làm gì.

Xem xét những yêu cầu của công ty bạn và quyết định bạn muốn sử dụng chiến dịch truyền thông như thế nào để đạt được mục đích của bạn.

Bạn sẽ không ngần ngại nghĩ ra những mục tiêu cá nhân, nhưng có một vài chiến lược mà tất cả công ty nên bao gồm trong đó – nâng cao ý thức của nhãn hàng, lôi kéo khách hàng và giảm chi phí tiếp thị.

Tôi khuyên rằng bạn nên chọn 2 mục tiêu ban đầu và 2 mục tiêu thứ 2 để tập trung vào. Có quá nhiều mục tiêu sẽ làm bạn sao nhãng và cuối cùng bạn chẳng đạt được cái nào.

2. Đặt ra những giới hạn

Những mục tiêu thì không quá hữu ích nếu bạn không có những giới hạn cụ thể rằng xác định rằng mỗi cái sẽ đạt được khi nào. Cho ví dụ, nếu một trong những mục tiêu ban đầu là tạo ra doanh số, doanh số là bao nhiêu được xem là thành công? Những giới hạn chính là yếu tố quan trọng trong kế hoạch truyền thông Marketing, tuy nhiên lại thường bị xem nhẹ.

Những trở ngại trong tiếp thị định rõ bạn sẽ đạt được điểm A như thế nào đến điểm B. Bạn có thể quyết định những trở ngại với công thức S-M-A-R-T :

Đặt mục tiêu rõ ràng;
Có thể ước lượng được;
Có thể đạt được;
Gắn với vấn đề và thời gian cụ thể.

Sử dụng trường hợp cụ thể của chúng tôi, nếu mục tiêu của bạn là tạo ra doanh số, một mục tiêu rõ ràng trong tiếp thị truyền thông có thể là gia tăng doanh số lên 50%. Để giải quyết vấn đề, chọn cái để phân tích và đưa ra những công cụ bạn cần.

Tự đặt chính mình vào thất bại thì không phải một ý kiến hay. Nếu bạn đặt ra một mục tiêu gia tăng doanh số lên 1000%, nó thì còn nghi ngờ bạn sẽ đạt được nó hay không. Chọn những mục tiêu mà bạn có thể đạt được, dựa trên những nguồn lực mà bạn có.

Bạn phải tốn thời gian để quyết định mục tiêu của bạn và nó phải gắn liền với công ty của bạn, vì vậy mở rộng sự quan tâm cho mục tiêu của bạn. Nếu bạn muốn hỗ trợ cho mức độ C, chắc chắn rằng mục tiêu của bạn phải gắn liền với tầm nhìn của công ty bạn.

Mục tiêu của bạn là gia tăng doanh số lên 50% có thể cụ thể, có thể ước lượng được, có thể đạt được và nó liên quan đến công ty của bạn, nhưng nếu bạn không đặt ra hạn cuối để đạt được mục tiêu, những cố gắng của bạn, nguồn lực và sự tập trung có thể bị rẽ hướng khác.

3. Xác định những khách hàng lí tưởng

Những thông tin cá nhân về người mua giúp bạn xác định khách hàng tiềm năng, từ đó có thể đưa ra những chiến thuật Marketing đúng nơi đúng thời điểm với những thông điệp đúng đắn.

Khi bạn biết được tên tuổi của khách hàng, thu nhập, sở thích, nỗi đau, vấn đề, trở ngại, thói quen, những điều thích và ghét, động lực và mục tiêu thì sẽ giúp chiến lược truyền thông trở nên rõ ràng và tiết kiệm chi phí hơn. Nói cách khác, nếu bạn muốn sử dụng ngân sách Marketing của công ty một cách hữu ích thì việc xác định những khách hàng lý tưởng chính là một việc phải làm khi lên chiến lược truyền thông Marketing.

Bạn càng cụ thể thì bạn sẽ càng đạt được nhiều thành công hơn.

4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Khi nói về truyền thông Marketing, nghiên cứu những đối thủ của bạn không chỉ giúp theo sát những hoạt động của họ, nó còn cho bạn nhiều ý tưởng đáng học hỏi.

Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra danh sách 3-5 đối thủ chính. Tìm kiếm hệ thống Marketing Online mà họ đang sử dụng và phân tích nội dung chiến lược của họ. Nhìn vào số lượng người hâm mộ và người theo dõi, những bài đăng hàng ngày sẽ cho bạn thấy được sự hiệu quả đến từ những phương pháp mà họ sử dụng.

Bạn cũng chú ý đến loại nội dung mà họ chọn để đăng tin, những thành phần của bài đăng và cách mà họ tạo seeding bằng tương tác với người xem. Bằng cách này, bạn có thể nhìn thấy những điều đáng học hỏi từ họ hoặc nảy ra những ý tưởng cho riêng mình.

Cho ví dụ, hãy nói những gì bạn nhìn thấy ở 20-30 bài đăng mới nhất trên Facebook của đối thủ cạnh tranh. Tính tổng cộng số lượng tương tác cho những bài đăng này và phân loại chúng.

Hãy luôn nhớ rằng việc tính toán có ý nghĩa cho bạn một bức tranh chung về cách mà những đối thủ cạnh tranh đang làm! Từ đó, bạn có thể so sánh với cách của bạn để có thể chiến thắng họ trong cuộc đua. Tóm lại, nếu bạn muốn Marketing thành công thì hãy điều tra đối thủ ngay từ những bước đầu lập kế hoạch bởi đây là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược truyền thông Marketing.

5. Chọn những kênh và phương sách truyền thông Marketing

Rất nhiều doanh nghiệp tạo ra những tài khoản trên mạng xã hội mà không nghiên cứu cái nào sẽ mang lại nhiều quyền lợi nhất. Bạn có thể tránh lãng phí thời gian khi đặt sai chỗ bằng cách sử dụng những thông tin cá nhân của người mua để xác định được diễn đàn nào tốt nhất cho bạn.

Nếu khách hàng của bạn nói rằng họ sử dụng 40% thời gian online của họ để lên Facebook và 20% lên Instagram, bạn biết được mạng xã hội nào bạn cần tập trung vào hơn. Khi khách hàng của bạn sử dụng mạng xã hội phần lớn thời gian lướt web thì đó là nơi bạn cần tập trung những nỗ lực truyền thông Marketing vào đó chứ không phải là bất kì nơi nào khác.

Những phương sách của bạn cho mỗi kênh mạng xã hội phụ thuộc vào mục tiêu của bạn cũng như những thực nghiệm từ mỗi kênh.

Cho ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là gia tăng doanh số và mạng xã hội ưu tiên của bạn là Facebook, một vài phương sách bạn nên dùng là sử dụng những quảng cáo facebook hoặc chăm sóc trang fanpage để thu hút và giữ chân những khách hàng trung thành, cũng như tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho thương hiệu.

6. Tạo ra những nội dung (Content) chất lượng

Nội dung (Content) và truyền thông có một mối quan hệ chặt chẽ: nếu không có một nội dung hay thì truyền thông coi như vô nghĩa và nếu không có truyền thông, không có ai biết đến nội dung tuyệt vời của bạn. Hãy khéo léo sử dụng chúng cùng nhau để đạt được những mục tiêu tốt nhất.

Có 3 yếu tố chính cho bất kì nội dung truyền thông nào: loại nội dung, thời gian đăng và tần suất đăng.

Loại nội dung bạn nên đăng trên mỗi trang mạng xã hội dựa trên hình thức và ngữ cảnh. Hình thức là cách bạn truyền đạt thông tin (nội dung chỉ chữ, hình ảnh, đường dẫn, và video).

Ngữ cảnh phải phù hợp với công ty và xu hướng của diễn đàn. Nội dung của bạn có nên vui nhộn, nghiêm túc, chi tiết và mang tính giáo dục hay một điều nào khác?

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra cho bạn những khoảng thời gian cụ thể khi nào bạn nên đăng bài lên mạng xã hội. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên sử dụng những nghiên cứu này như những hướng dẫn chứ đừng xem nó là những điều lệ. Hãy nhớ, khán giả của bạn là độc nhất, vì vậy bạn nên thử và tính toán thời điểm tốt nhất cho chính bạn!

Tần suất đăng bài cũng quan trọng như nội dung bạn chia sẻ. Bạn không muốn làm phiền những người theo dõi của bạn, phải không?

Tìm kiếm tần suất tốt nhất thì rất quan trọng bởi vì nó có ý nghĩa nhiều trong việc tạo nên sự tương tác cho nội dung của bạn. Hãy sử dụng Facebook Insights để thấy được khi nào người theo dõi đang online và tương tác nội dung của bạn!

Tóm lại, không chiến dịch truyền thông nào có thể thành công mà không có một nội dung hay. Vì thế, bạn cần tập trung nhiều nguồn lực cho yếu tố quyết định trong truyền thông Marketing này.

7. Phân bổ ngân sách và nguồn lực

Để phân bổ ngân sách cho truyền thông, hãy xem những phương sách mà bạn đã chọn để đạt được mục tiêu kinh doanh của bạn đã hợp lý chưa!

Đặt ra danh sách rõ ràng về những công cụ mà bạn cần, những dịch vụ mà bạn sẽ dùng và các quảng cáo bạn sẽ mua. Bên cạnh đó, còn có chi phí dự án hàng năm để bạn có thể có một tầm nhìn cao về những gì bạn đang đầu tư và nó ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược truyền thông của bạn.

Rất nhiều doanh nghiệp đặt ra ngân sách của họ trước và rồi mới chọn những phương sách phù hợp với ngân sách đó. Tôi thì đi ngược lại. Tôi đặt ra chiến lược trước và quyết định ngân sách phù hợp với chiến lược đó.

8. Bổ nhiệm những vai trò

Trong quá trình thực hiện chiến dịch truyền thông Marketing, hãy luôn đảm bảo bạn biết được ai chịu trách nhiệm cho việc gì và trách nhiệm đến đâu. Mọi thứ có thể rất rắc rối vào lúc ban đầu, nhưng bạn bắt buộc phải có một bảng phân công chi tiết cùng với những quyết định bổ nhiệm hợp lý.

Khi bạn biết được vai trò của họ, đó là lúc bắt đầu lên kế hoạch cho quá trình. Bạn có thể lên kế hoạch hàng ngày hoặc hàng tuần. Tôi không khuyên bạn lên kế hoạch hàng tháng bởi vì có rất nhiều thứ sẽ phát sinh và bạn có thể lãng phí thời gian để điều chỉnh kế hoạch sao cho thích nghi với những thay đổi đó.

Bạn có thể sử dụng công cụ như Basecamp hoặc ActiveCollab để quản lý đội ngũ nhân sự và phân công công việc cho mỗi thành viên. Những công cụ này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tổ chức tốt hơn.

Tóm lại, nhân sự và ngân sách là 2 yếu tố không thể thiếu để thực hiện một chiến dịch truyền thông marketing. Dù muốn dù không, bạn nhất định cần bỏ nhiều thời gian để hoàn thiện hai yếu tố này trước khi dự án vào guồng.

Scroll to Top
Mục lục bài viết
x