Social Media Marketing (hay còn gọi là tiếp thị truyền thông xã hội) hiện nay khá phổ biến, là hình thức sử dụng những công cụ truyền thông mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… để đưa thông điệp, sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp đến với những khách hàng tiềm năng nhanh hơn và rộng rãi hơn. Tuy nhiên, do hình thức này còn khá non trẻ ở Việt Nam nên còn tồn tại khá nhiều hiểu lầm cũng như kỹ thuật sai lạc. Trong phạm vi bài viết, Thế giới Marketing sẽ giới thiệu đến bạn 5 kỹ thuật Marketing truyền thông mạng xã hội – những kỹ thuật mà cả chuyên viên lẫn khách hàng đều nên biết.
Thực trạng đáng buồn của Marketing truyền thông mạng xã hội hiện nay
Sau khi hỗ trợ cho hàng loạt công ty với những chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội trong 2 năm trước, tôi để ý rằng cách làm truyền thông Marketing phổ biến hiện nay đang làm thu hẹp lại một số kỹ thuật tốt – những kỹ thuật cho nhiều kết quả khả quan, bền lâu và thực sự tốt cho doanh nghiệp.
Một thực trạng đáng buồn là hầu hết mọi người đều nghĩ rằng tiếp thị truyền thông xã hội như là một kĩ thuật lớn chung chung trong khi không hiểu những điều họ thực sự muốn là gì. Họ thuê chuyên viên tham vấn (hầu hết là những chuyên gia tự do người mà chưa bao giờ điều hành một công ty nào cả) để giúp họ làm công việc tiếp thị truyền thông.
Không có gì ngạc nhiên khi kết quả thật đáng thất vọng bởi vì mỗi công ty, mỗi ngân sách, mỗi mục tiêu đòi hỏi những kĩ thuật tiếp thị truyền thông khác nhau. Nếu công ty bạn có nguồn ngân sách hạn hẹp, bạn không thể làm những video online để chiếu mỗi ngày.
Đó thực sự là một thực trạng đáng buồn bởi vì tiếp thị truyền thông xã hội thực sự hữu ích và sẽ mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận nếu được sử dụng đúng cách, nhưng hầu hết mọi người (công ty và những tham vấn viên cũng vậy) có rất nhiều sự hiểu lầm liên quan đến những chiến lược khác nhau và cách chúng được sử dụng.
Tóm lại, những công ty khác nhau với những mục tiêu khác nhau nên có những chiến thuật truyền thông khác nhau. Đa số các công ty đều không có được tiềm lực để tự làm việc này. Do đó, khi thuê một “chuyên gia truyền thông Marketing”, hãy đảm bảo họ hiểu được tiềm lực hiện tại của công ty và có được những chiến thuật truyền thông hợp lý dành riêng cho công ty của bạn.
Trong bài đăng này, tôi cố gắng chia những kĩ thuật truyền thông thành 5 kĩ thuật tiếp thị truyền thông xã hội chính. Bằng cách này, nếu bạn là công ty, bạn có thể yêu cầu chuyên gia truyền thông của bạn làm những chiến dịch với mục đích rõ ràng, thay vì chỉ nhận được những cam kết mơ hồ. Nếu bạn là một tham vấn viên, bài viết sẽ giúp khách hàng của bạn hiểu được những dự định mà bạn chuẩn bị làm cho họ và những kết quả mà họ có thể mong đợi.
Kỹ thuật tiếp thị truyền thông 1: Quản lý nhãn hàng
Đây là kĩ thuật thông thường nhất mà những chuyên gia thường làm. Cái này bao gồm tạo ra và duy trì tài khoản mạng xã hội. Ở đây, chúng ta lấy ví dụ là Facebook. Tiếp đó, khuyến khích những người mà quan tâm, chia sẻ những điều giá trị trong ngành nghề kinh doanh của bạn, và thậm chí xây dựng thêm người theo dõi, người ghé thăm và người yêu thích.
Kĩ thuật Social Marketing này thì hiệu quả bởi vì nó sử dụng đầy đủ phần XÃ HỘI trong xã hội truyền thông. Nếu ai đó biết rằng bạn làm gì và suy nghĩ tích cực về bạn, khi họ cần sản phẩm hay dịch vụ, họ sẽ không lên Google và tìm những dịch vụ ngẫu nhiên nào đó mà họ không biết. Họ sẽ mua nó từ bạn. Và nếu bạn làm những khách hàng này hài lòng thì khi bạn bè của họ có nhu cầu tương tự hoặc các nhu cầu về dịch vụ mà công ty bạn cung cấp thì họ sẽ không ngần ngại đưa ra một lời giới thiệu đáng tin cậy dành cho công ty của bạn.
Nhược điểm của việc quản lí truyền thông nhãn hàng đó là nó đòi hỏi nhiều thời gian, kiên nhẫn và sự kiên định. Bởi vì bạn sử dụng kỹ thuật tiếp thị truyền thông xã hội này không phải để giải quyết một vấn đề cụ thể nào mà là để xây dựng lòng tin, bạn sẽ không thể nhìn thấy một sự tăng trưởng doanh số bán hàng ngay lập tức được. Kết quả tích cực này chỉ đến khi khách hàng tiềm năng tin tưởng và quan tâm về nhãn hàng của bạn đến mức chuyển hóa thành hành động mua hàng. Thực tế có thể mất từ 6 tháng đến 1 năm để dẫn đến kết quả đó.
Như vậy, kỹ thuật kể trên hoàn toàn không phù hợp với những công ty muốn gia tăng doanh số bán hàng trong ngắn hạn. Để sử dụng hiệu quả kỹ thuật quản lý nhãn hàng, bạn cần biết:
Ưu điểm
- Cùng lúc đạt được nhiều mục đích trong tiếp thị.
- Xây dựng độ tín nhiệm cao cho thương hiệu và tạo nên khách hàng trung thành.
- Dẫn đến những thành công lâu dài.
Nhược điểm
- Kết quả đến chậm.
- Nhiều công sức cần bỏ vào để chăm sóc fanpage trong thời gian dài.
- Cần phải thực sự quan tâm đến người xem của bạn.
Những ai nên sử dụng phương pháp này
- Khi bạn có một tầm nhìn thật xa cho nhãn hàng của bạn và những ảnh hưởng xã hội trên Internet.
- Khi bạn mới xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Kết quả cuối cùng: Nhãn hàng
Kỹ thuật tiếp thị truyền thông 2: nhắm vào nhóm khách hàng cụ thể
Kỹ thuật thứ 2 này cho phép bạn giới thiệu sản phẩm và dịch vụ tới những khách hàng tiềm năng và có khả năng chi trả nhất. Kỹ thuật này bao gồm việc tìm kiếm và phân loại khách hàng tiềm năng dựa trên những thông tin mô tả về họ trên mạng xã hội, tiếp đó là thu hút những khách hàng này và đưa sản phẩm hay dịch vụ của bạn đến với họ. Facebook hiện đang là mạng xã hội hỗ trợ tích cực nhất cho người làm Marketing xét riêng trên kỹ thuật này.
Ở một khía cạnh nào đó, kỹ thuật này khá giống với cách bán hàng truyền thống. Nếu ai đó mang giới tính nữ, tuổi đời khoảng 22 đến 27 tuổi, đã kết hôn (hoặc chưa), bạn hẳn sẽ muốn giới thiệu với họ trang Facebook của thương hiệu sản phẩm mẹ và bé. Nếu ai đó phàn nàn về đối thủ của bạn trên mạng xã hội, bạn có thể chia sẻ và xoa dịu sự bực bội của họ. Việc đó sẽ khiến vị khách đó muốn ghé thăm trang Facebook của công ty của bạn khi có nhu cầu về dịch vụ đó lần nữa. Facebook thường là công cụ tốt nhất cho kỹ thuật tiếp thị có mục tiêu khách hàng cụ thể trên mạng xã hội.
Nhược điểm của kỹ thuật này là nếu bạn lạm dụng nó, bạn sẽ gây ra phiền nhiễu cho khách hàn. Nếu bạn liên hệ với 200 người trong một ngày thì đối với họ, bạn không phải là một công ty đầy tiềm năng có thể cung cấp chính xác những gì họ cần, họ sẽ đối xử với bạn như một bức thư rác trên email. Vâng, công nghiệp thư rác làm ra rất nhiều tiền nhưng một khi bạn đã bị xem là người gửi thư rác, nó sẽ hủy hoại hoàn toàn công sức bạn đặt vào việc quản lí truyền thông xã hội và đánh mất danh tiếng của bạn
Một vấn đề khác bạn cần chú ý khi áp dụng kỹ thuật này đó là bạn không thể cân đo đong đếm được kết quả. Điều tốt nhất bạn nên làm là thuê một nhân viên tận tụy và hiểu rõ điều họ đang làm.
Ưu điểm
- Trực tiếp.
- Mang lại kết quả tích cực nhanh chóng cho doanh số bán hàng.
Nhược điểm
- Có nguy cơ trở thành thư rác, spam.
- Có thể ảnh hưởng thiếu tích cực đến danh tiếng của nhãn hàng hoặc thậm chí là thương hiệu.
- Khó có thể đong đếm kết quả.
Những ai nên sử dụng kỹ thuật này
- Khi bạn tìm kiếm những kết quả trong thời gian ngắn trong khi không quá quan tâm đến những tác dụng dài lâu hoặc bạn đã sở hữu một thương hiệu mạnh từ trước.
- Bạn có những nhân viên tận tụy, nắm vững chuyên môn về truyền thông để không trở thành những người phát thư rác.
Kết quả cuối cùng: Doanh số bán hàng
Xem tiếp tại “5 kỹ thuật Marketing truyền thông mạng xã hội nổi bật mang lại kết quả triệu đô – Phần 2“
Comments
Loading…