8 yếu tố quan trọng cho kế hoạch marketing trên mạng xã hội hiệu quả

Bạn đã biết một kế hoạch marketing mạng xã hội sẽ bắt đầu từ đâu chưa?

Nó sẽ bao gồm những gì?

Trong bài viết hôm nay tôi sẽ hướng dẫn chi tiết để các bạn cùng nhau hiểu rõ nhé!

1. Xác định mục tiêu kinh doanh

Mỗi chiến lược truyền thông xã hội của bạn đều phục vụ các mục tiêu kinh doanh mà bạn đặt ra. Bạn không thể tiến lên mà không biết mình đang làm gì.

Hãy bắt đầu xem xét cẩn thận các nhu cầu tổng thể của công ty; sau đó quyết định chiến lược marketing trên mạng xã hội phù hợp để tiếp cận đúng mục tiêu.

Chắc chắn rằng trong bạn hay hoanh nghiệp có rất nhiều mục tiêu hướng đến nhưng chắc chắn không thể bỏ qua mục tiêu  này trong bản kế hoạch marekting – nâng cao nhận thức về thương hiệu, giữ chân khách hàng và giảm chi phí tiếp thị đến mức có thể.

Lưu ý rằng, mỗi chiến lược marketing nên tập trung từ 1 – 2 mục tiêu quan trọng nhất. Nếu có quá nhiều mục tiêu khác nữa thì tỉ lệ thành công của bạn sẽ rất thấp.

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc lên kế hoạch marketing mạng xã hội hiệu quả.

2. Đặt mục tiêu tiếp thị

Mục tiêu không hữu ích lắm nếu bạn không có các thông số cụ thể xác định khi nào đạt được. Ví dụ: nếu một trong những mục tiêu chính của bạn là tạo ra khách hàng tiềm năng và bán hàng, bạn cần phải tạo ra bao nhiêu khách hàng tiềm năng và doanh?

Các mục tiêu marketing xác định được từ Point A (mục tiêu chưa được hoàn thành) đến Point B (mục tiêu thành công). Bạn có thể xác định các mục tiêu của mình bằng cách tiếp cận S-M-A-R-T: Làm cho các mục tiêu cụ thể- đo lường chi tiết – có khả năng đạt được –  tính liên quan (relevance) – và thời gian thực hiện.

Như tôi đã nói ở trên, nếu mục tiêu của bạn là tạo khách hàng tiềm năng và bán hàng, mục tiêu tiếp thị cụ thể có thể làm tăng 50% khách hàng tiềm năng. Để đo lường tiến độ của bạn, hãy chọn những công cụ phân tích và theo dõi nào bạn cần phải có.

Hơn hết, nếu bạn đặt ra mục tiêu tăng doanh số bán hàng lên 1.000% thì bạn sẽ gặp khó khăn. Kinh nghiệm cho thấy các bạn chỉ nên chọn mục tiêu nằm trong khả năng đạt được và có sẵn các nguồn lực.

Ngoài ra, bạn đã dành thời gian để tinh chỉnh mục tiêu của mình phù hợp hoặc có tính chất tương đồng với mục tiêu của cả công ty. Nếu bạn muốn nhận được sự hỗ trợ từ các giám đốc điều hành, chắc chắn bạn phải đảm bảo mục tiêu của bạn có liên quan đến tầm nhìn của công ty.

Lên kế hoạch với thời gian cụ thể rõ ràng cũng rất cần thiết. Khi nào bạn có ý định đạt được mục tiêu? Tháng tiếp theo thế nào? Vào cuối năm nay sẽ ra sao?

3. Xác định khách hàng tiềm năng

Nếu một doanh nghiệp đang thực hiện marketing trên mạng xã hội nhưng đạt hiệu quả thấp chỉ với duy nhất một nguyên nhân chính là: họ không có dữ liệu khách hàng tiềm năng.

Khi bạn thu thập dữ liệu khách hàng hoàn chính có thể giúp bạn xác định và nhắm đúng mục tiêu, đúng vị trí (location) cũng như chuẩn xác về thời gian truyền tải thông điệp. Nguồn dữ liệu này thường về hành vi mua hàng và nhân khẩu học như: tuổi tác, nghề nghiệp, nơi sống, giới tính… hay kể cả sở thích của họ. Luôn luôn cập nhập và chọn lọc dữ liệu khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo trên mạng xã hội.

Hãy luôn chắc rằng: bạn thật sự hiểu khách hàng của mình khi quyết định truyền thông trên mạng xã hội để tránh sự lãng phí thời gian và chi phí.

Đây cũng là yếu tố đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu của bạn khi thiết kế kế hoạch marketing hiệu quả trên mạng xã hội.

4. Nghiên cứu đối thủ

Khi nói đến marketing trên mạng xã hội, nghiên cứu đối thủ là một công việc vô cùng cần thiết. Vì thông qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động của đối thủ: cái hay cái chưa hay của họ; đồng thời sẽ gợi ý tưởng tuyệt vời cho bạn trong việc tích hợp chiến thuật và tư duy thực hiện theo mục tiêu riêng của doanh nghiệp bạn.

Hãy bắt đầu từ việc biên soạn một danh sách ít nhất 3-5 đối thủ cạnh tranh chính. Tìm kiếm các mạng xã hội mà họ đang sử dụng và phân tích chiến lược nội dung của họ. Xem xét số người hâm mộ hoặc người theo dõi của họ, tần suất đăng và khung giờ đăng cũng như lượng tương tác gắn kết của từng bài đăng. Đặc biệt chú ý đến loại nội dung họ đang đăng và ngữ cảnh của nó (hài hước hay quảng cáo, v.v …) và cách họ phản hồi lại người hâm mộ của họ.

Hãy nhớ rằng sự quan sát này có ý nghĩa trong việc cung cấp cho bạn một bức tranh chung về cách đối thủ đang làm, từ đó bạn có thể rút kinh nghiệm và thành công hơn.

5. Chọn kênh và chiến thuật

Nhiều doanh nghiệp tạo tài khoản trên mọi mạng xã hội phổ biến mà không cần nghiên cứu nền tảng nào sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Hãy tránh việc lãng phí thời gian này bằng việc căn cứ vào xu hướng mà khách hàng của bạn đang yêu thích và kể cả xu hướng tiềm năng. Bạn hãy bắt đầu từ đó.

Ví dụ: nếu khách hàng tiềm năng của bạn dành 40% thời gian online trên Facebook và 20% trên Twitter, bạn sẽ biết mạng xã hội Facebook là chính và Twitter chỉ là phụ. Tập trung vào những gì khách hàng bạn thích chứ không phải bạn hay doanh nghiệp thích.

Chiến thuật của bạn cho mỗi kênh xã hội sẽ  dựa vào các mục tiêu của bạn hay doanh nghiệp cũng như các phương pháp hay nhất của mỗi nền tảng.

Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là tăng khách hàng tiềm năng và mạng xã hội chính của bạn là Facebook, bạn sử dụng chiến thuật là đầu tư hiệu quả vào các chiến dịch quảng cáo hoặc quảng bá trên Facebook để thu hút nhiều khách hàng và gia tăng mức nhận diện thương hiệu.

6. Xây dựng chiến lược nội dung

Bạn chắc chắn phải hiểu rõ điều này: nội dung và phương tiện truyền thông xã hội có mối quan hệ cộng sinh. Nếu không có nội dung tuyệt vời thì truyền thông trên mạng xã hội là vô nghĩa và cũng như không có mạng xã hội thì chẳng ai biết về nội dung của bạn. Sử dụng chúng thật thành thục để tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng và nâng cao tỉ lệ chuyển đổi theo mục tiêu của bạn.

Có ba thành phần chính cho chiến lược nội dung để marketing trên mạng xã hội hiệu quả: loại nội dung, thời gian đăng và tần suất gửi bài.

  • Loại nội dung: đề cập đến hình thức và ngữ cảnh, là cách bạn trình bày thông tin bằng chữ hoặc hình ảnh, liên kết hay video v.v…)
  • Khung giờ: Có nhiều nghiên cứu trên mạng xã hội sẽ gợi ý cho bạn thời gian đăng bài nào là hiệu quả. Tuy nhiên, tôi đề nghị bạn chỉ sử dụng những nghiên cứu này làm hướng dẫn thay vì các quy tắc cứng. Hãy nhớ rằng khách hàng của bạn sẽ thay đổi, vì vậy bạn cần phải luôn kiểm tra và tìm ra từng khung giờ tốt nhất cho mình. Hãy bắt đầu sử dụng Facebook Insights để cập nhật khung giờ có nhiều người truy cập nhất cũng như chính thời điểm ấy nội dung của bạn được truyền tải mạnh nhất.
  • Tần suất đăng bài cũng quan trọng như nội dung bạn chia sẻ. Bạn không muốn làm phiền người hâm mộ hay người theo dõi bạn, đúng không? Việc tìm ra tần suất đăng hoàn hảo là rất quan trọng bởi vì nó sẽ làm nội dung của bạn giá trị hơn bạn nếu bạn không muốn khách hàng bỏ “theo dõi”.

7. Phân bổ nguồn lực và ngân sách

Để thiết lập ngân sách cho marketing mạng xã hội, hãy nhìn lại các chiến lược mà bạn đã chọn để đạt được mục tiêu xác định ban đầu. Có thể là chi phí sử dụng email marketing, phần mềm CRM hoặc chi phí thuê dịch vụ bên ngoài về thiết kế hay sản xuất video. Và hãy luôn nhớ tính toàn một khoản chi phí dự trù cho từng dự án marketing. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp thiết lập ngân sách của họ trước tiên, và sau đó mới chọn những chiến thuật phù hợp với ngân sách đó.

Nếu chi phí thực hiện chiến lược của bạn vượt quá dự toán ngân sách, hãy ưu tiên các chiến lược theo khung thời gian ROI. Chiến lược với ROI hiệu quả nhất (ví dụ: chạy quảng cáo trên mạng xã hội) được ưu tiên bởi vì chúng tạo ra lợi nhuận tức thì. Về sau bạn có thể dồn nguồn lực cho những chiến lược mang tính lâu dài hơn.

Đây là yếu tố quyết định để tiến hành một dự án marketing trên mạng xã hội. Vì nếu không có chi phí thì bạn chẳng làm được gì lâu dài. Hãy tính toán và đầu tư vào từng chiến lược một cách khôn khéo nhất.

8. Xác định trách nhiệm (Person in charge)

Việc biết chính xác ai chịu trách nhiệm cho những gì sẽ thúc đấy hiệu quả làm việc rất cao và tránh chồng chéo công việc dẫn đến lãng phí sự nỗ lực. Hãy phân chia công việc cụ thể và thời hoàn thành chính xác từng cá nhân. Nếu cần thiết có thể ghi chú rõ yêu cầu công việc cần đạt được. Gợi ý cho các bạn chính là hãy cố gắng chia nhỏ từng công việc và từng mốc thời gian kết thúc như vậy bạn sẽ dễ dàng kiểm soát cũng như công việc trở nên đơn giản hơn.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Basecamp hoặc ActiveCollab để quản lý nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Những công cụ này giúp bạn tiết kiệm được thời gian và giúp bạn giữ được tổ chức. Hoặc đơn nhất là dùng bảng tính Excel cũng rất thuận tiện.

Vá giờ đến lượt của bạn! Hãy luyện tập xây dựng một dự án marketing trên mạng xã hội đi nào! Đừng quên chia sẻ kinh nghiệm của bạn với chúng tôi nhé!

Share the Post: