5 Chiến lược marketing bán hàng online thu hàng chục tỷ

Bạn đang khởi nghiệp? Nhưng bạn lại không có nhiều vốn? Việc thuê mặt bằng sẽ vô cùng khó khăn với những người mới. Bán hàng online chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho bạn trong thời gian đầu. Ở bài viết trước, tôi đã chia sẻ cẩm nang hướng dẫn bán hàng online với những điều cơ bản nhất, cụ thể là bán hàng online bắt đầu từ đâu. Nối tiếp chuỗi kinh nghiệm đó, bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn các hướng dẫn tạo dựng và Marketing cho cửa hàng online. Sau khi nắm bắt hết tất cả chúng, bạn có thể tự tin biến giấc mơ thành sự thật!

Thiết lập cửa hàng online

Sau quá trình nghiên cứu sản phẩm, tìm hiểu thị trường và lên kế hoạch ngân sách thì đây chính là lúc bạn sẽ thiết lập một cửa hàng online. Một vài mẹo bên dưới sẽ hữu ích cho bạn:

  • Chọn template

Bạn nên chọn những nhà cung cấp website bán hàng có giao diện đẹp. Giao diện website có thể là miễn phí hoặc trả phí nhưng để tạo lập cửa hàng online có sức thu hút thì bạn phải cập nhật xu hướng. Làm sao để biết được một giao diện có đẹp hay không? Điều này phụ thuộc vào sản phẩm của bạn. Nếu bạn bán những mặt hàng dành cho phụ nữ như mỹ phẩm, sữa tắm, quần áo v.v… thì cần chọn màu sắc tươi, hình ảnh lung linh. Nếu bạn bán hàng công nghệ cho nam giới thì cần màu sắc và thiết kế đơn giản.

  • Chọn hình ảnh

Hãy trả lời câu hỏi: hình ảnh đầu trang bạn sẽ thiết kế dạng slide hình ảnh hay là chỉ một hình đại diện duy nhất? Ngoài ra trên hình ảnh cần thiết phải có một vài dòng tiêu đề như một cách “kêu gọi hành động” hoặc tin nhắn tiếp thị. Thông thường chúng tôi sẽ sử dụng khoảng 3 hình ảnh dạng trình chiếu slide để thu hút sự chú ý của khách hàng hoặc để giảm thời gian tải ảnh.

  • Chọn danh mục (Categories)

Chọn danh mục chứa sản phẩm rất quan trọng, có thể xem là một trong các bước tạo cửa hàng online bắt buộc phải có. Bạn phải chọn danh mục thật phù hợp và tuân theo thói quen tìm kiếm sản phẩm của khách hàng. Nó là một đường dẫn có nghĩa tại bất kỳ trang web nào, nếu đường dẫn sản phẩm của bạn quá xa lạ với khách hàng thì phần trăm họ rời bỏ website của bạn vô cùng cao. Hãy nhớ rằng: khách hàng không đủ kiên nhẫn để tìm kiếm sản phẩm của bạn vì thế hãy chọn danh mục sản phẩm thật thông minh! Bạn lưu ý những bí quyết sau: càng đơn giản càng tốt – càng rõ ràng càng tốt – càng chi tiết càng tốt!

  • Mô tả sản phẩm

Tôi khuyên bạn hãy viết một mô tả sản phẩm thật độc đáo và chỉn chu! Mô tả sản phẩm thu hút và đầy đủ thông tin mà khách hàng muốn, họ sẽ chủ động tìm hiểu và liên hệ với bạn. Trước khi viết hãy tự đặt câu hỏi “vì sao khách hàng phải mua sản phẩm của mình”. Bạn hãy trả lời một cách hấp dẫn và sáng tạo nhất có thể.

  • Hình ảnh sản phẩm

Hãy đảm bảo từng sản phẩm đăng lên có ít nhất 3 hình ảnh chất lượng cao và được chụp từ mọi khía cạnh của sản phẩm. Khách hàng sẽ thấy rất thuận tiện khi có ít nhất một hình ảnh được phóng to để xem rõ chi tiết và một hình ảnh “đang sử dụng”. Nếu bạn bán quần áo thì cần thiết thuê một người mẫu chụp ảnh đang mặc quần áo của bạn để khách hàng dễ dàng hình dung. Hoặc chỉ cần tìm một người quen với vóc dáng ưa nhìn là cũng có thể mang tới hiệu quả cao. Hãy nhớ rằng, mua hàng trực tuyến có một khuyết điểm chính là không thể xem hàng tận mắt trước khi mua, vì thế bạn sẽ  có gian hàng online thành công khi bạn giải quyết được vấn đề này một cách triệt để.

Ngoài ra, đừng quên sử dụng tính năng phân loại “sản phẩm nổi bật” hoặc “sản phẩm bán chạy nhất” để khách hàng thêm sự lựa chọn.

  • Luôn luôn kiểm tra

Chắc chắn rằng các bước đặt hàng thật dễ dàng và quá trình thanh toán cũng thuận tiện. Hãy luôn kiểm tra các phương thức thanh toán của bạn có luôn hoạt động chính xác hay không? Đừng để người mua hàng cảm thấy khó khăn, đặc biệt là ở khâu thanh toán. Thường xuyên trải nghiệm đặt hàng để đảm bảo việc này diễn ra thuận lợi nhất có thể cho khách hàng của bạn. Hãy đặc biệt quan tâm tới cách sắp xếp trang chủ, danh mục sản phẩm đã hợp lý nhất chưa, đường dẫn sản phẩm có dễ dàng tìm kiếm hay chưa!

Đừng ngần ngại xin ý kiến chia sẻ từ người thân và bạn bè nhé!

Marketing cho cửa hàng online

Sau khi thiết lập thành công cửa hàng trực tuyến, điều quan trọng kế tiếp chính là đảm bảo cho nó được chú ý. Chúng ta cần làm marketing. Chiến lược marketing có thể được kết hợp nhiều phần như SEO, google Adwords, mạng xã hội, newsletter (bản tin) và công nghệ retargeting (định vị khách hàng). Mỗi khía cạnh đòi hỏi chuyên môn và sự khéo léo; đó là lý do tại sao các bạn thường thấy những công ty lớn hay thuê chuyên viên về SEO hoặc chạy Google Adwords. Bạn có thể dành thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm để tự rút ra kinh nghiệm cho mình hoặc thuê freelance. Tuy nhiên dẫu sao thì chiến lược marketing cho gian hàng online là thứ bạn cần thiết phải nắm vững.

Sau đây tôi sẽ phân tích một vài thành phần như sau:

  • SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

Bạn làm sao có thể bán hàng online thành công trong khi không có bất kỳ ai tìm kiếm sản phẩm của bạn hoặc có tìm kiếm cũng không thấy cửa hàng trực tuyến của bạn. Vì thế, thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một phần không thể thiếu với bất kỳ trang web bán hàng nào. SEO đòi hỏi cả sự sáng tạo và suy nghĩ logic.

Một chuyên gia SEO thực thụ phải là một người có sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhất vì công việc của họ đòi hỏi phải quan sát và giải thích được sự thay đổi thuật toán trong thanh công cụ tìm kiếm. Bạn không có nhiều thời gian để trở thành chuyên gia SEO, nhưng bạn có thể dành một ít thời gian để tìm hiểu và nắm bắt những quy luật căn bản nhất về: cách sử dụng từ khóa, cách đẩy từ khóa và tối ưu hóa cả trang web bán hàng.

  • Chiến lược Content Marketing

Một chiến lược nội dung vững chắc có ý nghĩa rất nhiều với trang web bán hàng online của bạn. Nó tác động đến hành vi lựa chọn và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Điều gì sẽ khiến họ muốn tìm hiểu sản phẩm của bạn, chia sẻ nó với bạn bè của họ và cuối cùng là mua nó- chính là nội dung. Thời đại này “content is the king” (nội dung là chủ đạo). Sáng tạo nội dung cho từng sản phẩm là một cách chống ngán cho người xem và thôi thúc họ có mong muốn trải nghiệm sản phẩm của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên có thêm một vài trang blog để chia sẻ nhiều hơn về nội dung sản phẩm và mở rộng thêm mạng lưới tìm kiếm.

  • PPC (Quảng cáo trả phí)

Quảng cáo trả phí là “con đường tắt” so với SEO. Các bạn sẽ dẽ dàng thấy rằng hiện nay các trang thương mại điện tử đều áp dụng hình thức này: chạy quảng cáo trả phí PPC (tính phí theo click). Khi chạy quảng cáo dạng PPC, bạn cần chú ý đến chiến lược tiếp cận và các từ khóa tối ưu nhằm tạo ra sự chuyển đổi cao nhất trong khi vẫn đạt được sự cân bằng về số lượng tìm kiếm và sự cạnh tranh với từng click chuột.

Để bắt đầu chiến dịch chạy quảng cáo, bạn hãy tìm hiểu kĩ về khách hàng của mình: họ là ai? Họ thích gì? Làm thế nào để họ tìm kiếm chính xác trên thanh công cụ Google? Bạn nên dành thời gian triển khai và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình. Có 2 cách thực hiện: tự động và thủ công. Lời khuyên chính là nên thực hiện thủ công vì bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được giá theo từng click và hiệu quả của từng từ khóa, dừng những chiến dịch không hiệu quả kịp lúc. Khuyết điểm chính là phải dành thời gian theo dõi hằng ngày.

  • Truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing)

Phương tiện truyền thông xã hội là một trong những cách tiết kiệm nhất để thúc đẩy sự nhận biết thương hiệu và tương tác dễ dàng với khách hàng của bạn cũng như mở rộng thêm tập khách hàng tiềm năng trong tương lai. Trước tiên, bạn cần xác định nền tảng mà thị trường mục tiêu có nhiều khả năng sử dụng và thu lợi nhuận nhiều nhất. Hiện nay, hầu hết những người bán hàng online đều tập trung phát triển và tiếp thị gian hàng online trên Facebook và Zalo. Bạn có thể trưng bày rất nhiều sản phẩm trên đấy mà không sợ thiếu chỗ. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ tin tức, trò chuyện tương tác với khách hàng. Đây là nhữn ngôi nhà tuyệt vời chứa khách hàng thân thiết của bạn, là ngôi nhà thương hiệu cho sản phẩm của bạn. Bạn có thể tạo ra những sân chơi nhỏ và gửi tặng quà cho họ có thể là những mẫu dùng thử sản phẩm mới chẳng hạn. Và trên hết chính là tiếp nhận những phản hồi đóng góp của khách hàng một cách nhanh nhất.

  • Google Analytics

Một phần đóng góp rất lớn vào sự thành công của việc bán hàng online chính là dữ liệu thống kê, và bạn có thể tiếp cận tất cả những dữ liệu báo cáo về hoạt động trên website thông qua Google Analytics. Dân chuyên bán hàng online không thể không biết và sử dụng đến chức năng phân tích của Google. Nó sẽ chỉ ra tình trạng website hiện nay của bạn: có bao nhiêu người ghé thăm, thời gian lưu lại là bao lâu? Thời điểm nào là xem nhiều nhất? Hành vi người tiêu dùng như thế nào? V.v.. Dựa vào những dữ liệu đó chúng ta sẽ biết cách cải thiện và phát triển tốt hơn nữa đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng.

Hi vọng những kiến thức căn bản về bán hàng online trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trẻ đang có dự định khởi nghiệp bằng hình thức này.

Chúc các bạn thành công!

Scroll to Top
Mục lục bài viết
x